Search

Gặp gỡ đội ngũ developer của Toss team - những người tự tin về thực lực hơn là kinh nghiệm

Created
2021/06/15 09:32
Tags

Những developer kinh nghiệm dưới 3 năm làm việc ở Toss team như thế nào?

Bạn có kinh nghiệm mấy năm rồi? Bạn bao nhiêu tuổi? Những câu hỏi kiểu này khó có thể được nghe thấy tại Toss team. Ở Toss, không có junior cũng không có senior. Chỉ có những người ‘đồng nghiệp’.
Mặc dù tập hợp các thành viên trong nhóm với nhiều độ tuổi và hoàn cảnh khác nhau, nhưng Toss Team tạo dựng được niềm tin và củng cố trách nhiệm và quyền hạn của cá nhân theo năng lực và khả năng của từng người. Chúng mình chuẩn bị bài viết dành này cho những ai tò mò về việc liệu có khó làm việc cùng một thành viên có độ tuổi tương đối nhỏ hay không. Mình sẽ chia sẻ với các bạn câu chuyện của các developer có kinh nghiệm 3 năm trở xuống trong Toss Team. Park Seo Jin, Jang Han-sol, Hwang Gil-soo, Bang Sung-won, Jo Yoo-sung. Làm cách nào để 5 bạn developer này xây dựng lòng tin và mở rộng vai trò của họ trong Toss team?
Chapter 1. Lý do lựa chọn Toss team
Q. Chào các bạn. Mọi người giới thiệu đôi chút về công việc các bạn đang làm ở Toss team nhé.
Seo Jin: Chào mọi người, mình là Park Seo Jin, Frontend Developer. Mình đã làm ra các sản phẩm như quỹ cứu trợ thiên tai và hoàn phí thanh toán thẻ. Hiện tại, mình đang đảm nhiệm công việc xây dựng và duy trì các hệ thống liên quan đến triển khai dịch vụ web.
Han-sol: Mình là Jang Han-sol, Android Developer. Chúng mình đang phát triển các chức năng thường được sử dụng xuyên suốt trong dịch vụ Toss như là xác thực và thông báo. Mình mới gia nhập Toss team được 3 tháng
Gil-soo: Mình là Server Developer Hwang Gil-soo. Cùng với Hansol, chúng mình đang xây dựng dịch vụ giúp người dùng sử dụng Toss một cách an toàn và thuận tiện, ví dụ như xác thực danh tính hay đăng nhập nhanh bằng cách sử dụng chứng nhận Toss và chữ ký điện tử.
Sung-won: Mình là iOS Developer Bang Sung-won. Trước đây mình đã phụ trách dịch vụ 'Tiêu dùng của tôi' trong ứng dụng Toss trong một thời gian khá dài. Gần đây, mình đã chuyển sang nhóm client platform, chủ yếu làm công việc giúp các developer làm việc thuận tiện hơn.
Yoo-sung: Mình là Jo Yoo-sung, Internal Product Developer (nhà phát triển sản phẩm nội bộ). Mình đang làm một sản phẩm nội bộ cho chính Toss sử dụng. Nhìn chung, mọi người có thể coi là mình đang làm một sản phẩm cần thiết cho công việc hành chính. Toss team đang tạo ra những công cụ làm việc được tối ưu hóa phù hợp với tốc độ và văn hóa của team, vì tại đây hầu như không có quy trình phê duyệt hay từ chối như thông thường.
Q. Trước khi đến với Toss thì các bạn cũng đã làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Không biết lý do gì đã khiến các bạn quyết định gia nhập Toss team vậy nhỉ?
▵ Frontend Developer Park Seo Jin
Seo Jin: Đối với mình thì Toss là công ty đầu tiên. Trước đó mình chưa có kinh nghiệm làm việc trong doanh nghiệp nhưng cũng từng tham gia nhiều hoạt động bên ngoài rồi. Mình từng tham gia vào các sự kiện phát triển như D2 CAMPUS FEST và HACKDAY, và cũng đã giành được giải thưởng. Mình nghe nói rằng có rất nhiều developer giỏi trong Toss team và đây là môi trường tốt cho các developer làm việc, vì vậy mình đã ứng tuyển. Vì mình không có kinh nghiệm làm việc trong công ty, mình nhớ rằng trong quá trình tuyển dụng đã nhận được rất nhiều câu hỏi về việc mình đã dùng công nghệ gì, như thế nào và tại sao trong các hoạt động bên ngoài của mình.
Han-sol: Trước đây, mình phát triển Android cho một công ty khởi nghiệp fintech. Vì là một tổ chức nhỏ nên mình phụ trách mọi thứ từ phát triển đến triển khai và bảo trì. Làm việc một mình, mình cảm thấy như mình đang mất đến 3 tháng để làm một việc lẽ ra có thể làm trong một tháng. Mình tham gia Toss team vì muốn được làm việc hiệu quả trong một nhóm lớn.
▵ Server Developer Hwang Gil-soo
Gil-soo: Mình từng làm server developer ở một công ty lớn. Công việc trước đây của mình có rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhưng mình quyết định rằng nếu chỉ làm developer thì mình sẽ bị giới hạn trong việc phát triển cá nhân. Đó là một môi trường mà mình có thể dễ dàng thích nghi và ổn định. Khi đến với nhóm Toss, có rất nhiều công nghệ và hạ tầng mà mình chưa từng biết đến trong khoảng thời gian dài làm việc ở công ty cũ. Và trên hết, mình muốn tạo ra một "dịch vụ gần gũi với mọi người". Trước đây, chủ yếu mình làm trong lĩnh vực B2B. Khi được hỏi “Bạn làm nghề gì?”, thật sự rất khó trả lời. Bây giờ thì mình chỉ cần trả lời rằng mình đang làm 'Toss' cho câu hỏi đó.
Sung-won:  Mình cũng gia nhập Toss team vì muốn tạo ra một dịch vụ được thật nhiều người sử dụng. Trong số các dịch vụ trong nước, không có nhiều dịch vụ đạt trên 10 triệu MAU (người dùng hoạt động hàng tháng), và việc tỷ lệ người dùng IOS cao hơn các dịch vụ khác cũng là một điều hấp dẫn. Trước đây, mình từng làm việc cho một công ty webtoon. Đó là một công ty nhỏ, vì vậy mình đã đảm đương rất nhiều việc, làm một full-stack developer, nhưng lại không có nhiều công việc thách thức về mặt công nghệ. Mình đến với Toss team là để tìm kiếm một môi trường để có thể phát huy và bồi đắp thêm khả năng lập trình của mình.
Yoo-sung: Trước khi gia nhập Toss team, mình đã làm ở phòng thí nghiệm của trường cao học. Đó là một phòng thí nghiệm cao học, khoa computer science. So với việc giải quyết một vấn đề được giao thông qua lý thuyết và thực nghiệm, mình bị thu hút hơn khi giải quyết vấn đề thông qua các sản phẩm có tính ứng dụng thực tế. Ví dụ: với cùng yêu cầu xử lý một ngôn ngữ tự nhiên, mình quan tâm đến việc tạo một ứng dụng web tự động trích xuất số lượng và tên sản phẩm được yêu cầu bằng cách phân tích tin nhắn hỏi mua của một thành viên trong nhóm hơn là nghiên cứu đối chiếu kỹ thuật state-of-the-art. Mình tham gia Toss team vì cảm thấy rằng mình phù hợp với việc tạo ra sản phẩm hơn là nghiên cứu.
chapter 2. Ở Toss team không có junior, cũng không có senior.
Q. Toss team không phân chia developer theo cấp junior hay senior mà tất cả đều là ‘đồng nghiệp’ như nhau. Khi làm việc thực tế thì cũng không có sự phân biệt nào về mặt tuổi tác chứ?
Sung-won: Gần đây, mình đã phát triển dịch vụ "Đối tác Bảo hiểm Toss". Mình chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình từ thiết lập dự án đến phát triển, theo dõi log, áp dụng các module bảo mật và phát hành lên App Store sau khi được xét duyệt. Đó là một trải nghiệm thực sự tuyệt vời, bởi vì ở công ty trước đây của mình, căn bản là mình không có quyền đẩy ứng dụng lên để duyệt. (Cười) Trong Toss Team, những người mới cũng được nắm quyền deploy ứng dụng. Trong khi phát triển dịch vụ, mình nghĩ rằng chúng mình đã nỗ lực rất nhiều vào việc cấu trúc lại để phân tách code dùng chung từ ứng dụng Toss hiện có nhằm dễ dàng chia sẻ hơn. Bằng cách lập trình dịch vụ từ đầu, mình đã có thể nghiên cứu sâu về logic liên quan đến danh bạ hay thông báo đẩy (push notification). Đó là một trải nghiệm tuyệt vời đối với một developer.
Han-sol: Mình từng có kinh nghiệm deploy ứng dụng khi còn ở một công ty khởi nghiệp nhỏ. Nhưng mình nghĩ điểm mạnh lớn của Toss team là quanh bạn luôn có những người sẵn sàng giúp đỡ. Có những đồng nghiệp giỏi trong việc vẽ view, lại có người giỏi trong việc xây dựng tự động hóa trên platform. Mỗi developer có thế mạnh riêng biệt, vì vậy khi cần trợ giúp, bạn luôn có thể nhờ đồng nghiệp. Khi được hỏi, mọi người thường tận tình giải thích đến mức mình cảm thấy 'Ôi thật ra mình không hề mong đợi một lời giải thích chi tiết đến vậy.'(Cười)
▵ Frontend chapter weekly meeting tiến hành thứ năm hàng tuần
Seo Jin: Toss là công việc đầu tiên của mình, nhưng mình đã lead Chapter * từ tháng 8 năm ngoái. Khoảng 6 tháng sau khi gia nhập Toss, mình đã đưa ra ý kiến rằng về việc cải tiến hoàn toàn môi trường triển khai dịch vụ front-end. Vào thời điểm đó, cấu trúc web có hơi đơn giản. Cấu trúc đó có thể ảnh hưởng đến dịch vụ B nếu có lỗi phát sinh ở dịch vụ A. Khi một developer với ít hơn 2 năm kinh nghiệm lại nói rằng 'Mình sẽ thay đổi từ nền tảng' đối với một dịch vụ có hơn 10 triệu MAU, mình nghĩ rằng hiếm có công ty nào sẵn sàng trao cơ hội. Nhưng các thành viên đã tin tưởng và ủng hộ mình. Tất nhiên, mình cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thành viên khác trong nhóm. Mọi người cũng cho mình lời khuyên rõ ràng về những vấn đề mình phán đoán sai. Chúng mình đã vận hành ổn định cơ sở hạ tầng web có cấu trúc nâng cao trong khoảng một năm nay. Các thành viên trong team cũng từng gặp bất tiện về điều đó, mình nghĩ rằng vì vậy mà mình đã nhận được sự đồng tình khi đề xuất kế hoạch cải tiến. Mình cũng đã có cơ hội phát triển bản thân rất nhiều với sự giúp đỡ của các thành viên trong nhóm.
Chapter: Đơn vị tập hợp các thành viên làm cùng một loại công việc
Gil-soo: Toss team có một khái niệm gọi là DRI *. Bạn trở thành người đưa ra quyết định cuối cùng cho bất kỳ công việc nào. Bất kể tuổi tác hay kinh nghiệm, bạn sẽ được trao trách nhiệm và quyền hạn tương ứng với công việc. Cách đây không lâu, mình cũng đã phát triển chức năng 'đăng nhập nhanh Toss' và đóng vai trò DRI. Khi nghĩ về các đồng nghiệp đã tin tưởng mình từ việc thiết kế đến triển khai API, mình cảm thấy mình có trách nhiệm nhiều hơn. Mình nghĩ đây là chính văn hóa Toss. Về cá nhân, mình cảm thấy rất ý nghĩa khi có nhiều người dùng tìm đến sử dụng chức năng mà mình đã phát triển.
DRI(Directly Responsible Individual) : Việc đảm bảo quyền quyết định độc lập cho team member
Q. Khi làm việc cùng những đồng nghiệp developer xuất sắc, chắc là cũng có đôi lúc các bạn cảm thấy áp lực, bạn nghĩ sao về điều này?
▵Internal Product Developer Jo Yoo-sung
Yoo-sung: Không có áp lực bắt buộc rằng tất cả các developer phải làm việc với cùng hiệu suất. Trước hết, Toss team không phải là một tổ chức theo cấu trúc top-down, và vì chúng mình biết rõ thế mạnh của nhau nên chúng mình không đưa ra những yêu cầu vô lý đối với bất kỳ ai hoặc nhận những yêu cầu vô lý từ người khác. Đó là lý do mình chỉ mong muốn nâng cao năng lực của bản thân, chứ không hề cảm thấy áp lực.
Gil-soo: Một người quen giới thiệu mình đến với Toss team đã nói thế này. "Phúc lợi tốt nhất chính là những người đồng nghiệp tuyệt vời nhất." Sau khi nghe điều đó, mình đã quyết định tham gia. Cá nhân mình nghĩ rằng bản thân nhận được 'động lực' hơn là gánh nặng khi gặp những đồng nghiệp xuất sắc. Bởi vì mình cảm thấy chúng mình đang cùng nhau phát triển. Và trên tất cả, mình cảm thấy rằng bản thân luôn làm việc 'One team' với những đồng nghiệp xuất sắc. Thông qua ‘họp hàng tuần’ (weekly meeting) hoặc Alignment Day tiến hành nửa năm/lần, các mục tiêu, kế hoạch và tình hình của team sẽ được chia sẻ chi tiết. Ngoài ra còn có một nơi để mọi người chia sẻ việc học hỏi thông qua thất bại, đó là buổi 'Chia sẻ để học hỏi' (Learning share). Mình nghĩ đó đều là những việc khó lòng thực hiện được nếu chúng ta không có văn hóa làm việc cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung.
chapter 3. Người muốn tạo ra thứ gì đó vs người muốn tạo ra thứ muốn làm
Q. Ở Toss team, khái niệm ‘maker’ cũng được sử dụng rất nhiều. Bạn nghĩ rằng điểm khác biệt giữa developer và maker là gì?
Sung-won: Mình nghĩ developer là "những người muốn tạo ra thứ gì đó" và các maker là "những người tạo ra điều họ muốn làm". Mọi người vẫn nghĩ rằng vai trò cơ bản của một developer là thực hiện các điều kiện và yêu cầu được giao nhất định mà. Nhưng mình nghĩ maker là người luôn nghĩ về việc 'sẽ làm gì' ngoài những thứ đã được giao. Theo mình mọi developer thuộc Toss team đều là những maker.
Gil-soo: Từ 'maker' vẫn khó và xa lạ với mình. Gần đây mình đã có một trải nghiệm giúp mình hiểu được ý nghĩa đó thêm một chút. Chúng mình đã tạo một khu vực trong ứng dụng Toss để hướng dẫn người dùng về các dịch vụ khác nhau của Toss. Trong khi làm việc, mình đã thực sự trăn trở rất nhiều trên lập trường của người dùng. Chúng mình cũng tiến hành nhiều thử nghiệm khác nhau dựa trên dữ liệu. Chúng mình còn thử thay đổi thứ tự của từng cụm từ hiển thị trên ứng dụng nữa. Quá trình xác định cơ cấu hiệu quả nhất dựa trên dữ liệu rất thú vị và ấn tượng.
Seo Jin: Tôi hoàn toàn đồng ý với Gil-soo. Khi dữ liệu được công khai một cách minh bạch, bạn có thể xem được kết quả của dịch vụ bạn đã làm sau khi nó được triển khai. Khi thay đổi một chút từ ngữ trên button bạn cũng có thể thấy những thay đổi về chỉ số một cách real time. Thật vui khi thấy được mình đang đóng góp bao nhiêu cho OKR * do nhóm đặt ra. Khi mình đặt mục tiêu, mình đã nghĩ, ‘Liệu mình có thể đạt được mục tiêu này thật không?’, Nhưng sau nửa năm, mình thực sự đã đạt được mục tiêu rồi.
OKR(Objectives and key results) : Mục tiêu và chỉ số kết quả cốt lõi
Q. Lý do các developer thích làm việc tại Toss team là gì?
▵iOS Developer Bang Sung-won
Sung-won: Mình có thể làm những gì mình thực sự muốn làm tại công ty. Ở công ty trước đây, mình đã làm việc cho một dự án phụ sau giờ tan làm. Khi suy nghĩ kỹ hơn về lý do, mình nghĩ điều quan trọng là mình đã không thể làm hết những việc mình muốn tại công ty. Vì mình chỉ làm những việc được người khác yêu cầu, mình đã phải lấp khoảng trống đó bằng một dự án phụ sau giờ làm việc. Nhưng ở Toss team, mình có thể làm những gì mình muốn, điều đó thật tuyệt vì khi mình làm việc chăm chỉ, cả mình và team đều nhận được lợi ích. Gần đây mình đang công việc nhằm rút ngắn thời gian build.
Yoo-sung: Mình cảm thấy ở Toss team, mình đang làm điều không thể làm được ở bất kỳ nơi nào khác. Đối với mình thì mình đã thực hiện việc xây dựng trang tuyển dụng Toss từ đầu đến cuối. Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời vì mình đã chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình, đặc biệt mình đã có cơ hội tiếp xúc với lưu lượng dữ liệu (traffic) mà thông thường là không thể tiếp cận ở tầm kinh nghiệm của mình. Mọi người truy cập trang Tuyển dụng Toss sau giờ làm việc, vì vậy lượt xem trang tăng vọt vào khoảng 8-9 giờ tối. (Cười) Vào ngày diễn ra sự kiện của Toss thì số lượng yêu cầu mỗi giây trên trang thông báo tăng vọt lên 40-50. Cứ thấy lưu lượng truy cập cao là mình lại thấy bồi hồi sung sướng.
Seo Jin: Môi trường phát triển rất tốt. Ví dụ như, các component thông thường thì sẽ sử dụng TDS * do Design platform team xây dựng. Với TDS, các nhà phát triển không phải viết từng mã theo thiết kế cho từng màn hình mà chỉ cần quan tâm đến bố cục. Đối với web thì một phần lớn việc triển khai được tự động hóa. Tình huống thường xuyên xảy ra ở ứng dụng Toss là tiện ích được tổ chức tốt đến mức hầu như không có gì không có trong thư viện. Một môi trường đã được thiết lập để tiết kiệm thời gian cho các developer, giúp họ tập trung vào việc lập trình hơn.
TDS(Toss Design System) : Hệ thống thiết kế dùng chung khi làm sản phẩm Toss, kết nối với development, được sử dụng như một ngôn ngữ trong việc xây dựng sản phẩm Toss
Han-sol: Điểm cộng lớn là có rất ít việc phải làm để hoàn thành công việc. Tác vụ được quản lý bằng một công cụ có tên là ‘Jira’, nhưng từ phân công nhiệm vụ đến lập trình, triển khai, các developer không cần phải vào Jira. Vì mọi thứ đều được tự động hóa. Mình nghĩ đây là một môi trường tốt để các developer phát triển bản thân vì chúng mình không gặp nhiều tác động gây giảm hiệu suất mà có thể tìm ra gốc rễ của vấn đề và giải quyết một cách nhanh chóng.
Q. Một ‘chapter’ - tập thể các thành viên làm cùng một dạng công việc đóng vai trò gì đối với các nhà phát triển của Toss team?
▵ Cấu trúc tổ chức của Toss team
Silo : tập thể gồm khoảng 8-9 người đóng vai trò maker như Product Owner, Designer, Developer...
Chapter : tập thể bao gồm những thành viên làm cùng một loại công việc như Frontend Chapter, Backend chapter, Designer Chapter…
Guild : Nhóm được lập để tiến hành/giải quyết vấn đề nhất định nào đó
Yoo-sung: Breaking change (việc thực hiện các thay đổi kỹ thuật không tương thích với phiên bản trước) có thể thực hiện rất thuận tiện. Nếu mình thay đổi một công nghệ nào đó, Toss team phải cùng nhau thực hiện thay đổi kỹ thuật tương ứng. Nhờ có tổ chức chapter nên có thể đối ứng nhanh chóng trong tình huống đó. Nếu không có Chapter chắc sẽ rất bức bối khi làm việc.
Seo Jin: Các thành viên trong chapter chia sẻ rất nhiều điều với nhau. Ví dụ như những vấn đề nhỏ phổ biến mà ai cũng gặp phải, có vấn đề gì đó không ổn khi dùng bộ nhớ đệm, hay khó xóa bộ nhớ cache vì dữ liệu quá nhiều. Từ cách giải quyết những vấn đề nhỏ như thế này đến những kiến thức công nghệ lớn, tất cả đều được chia sẻ. Trên kênh Slack (tool trao đổi nội bộ) nơi các thành viên của chapter tập hợp, chúng mình thường xuyên chia sẻ những tri thức gọi là TIL (Today I Learned - Hôm nay mình học được).
Han-sol: Mình có xu hướng trò chuyện gần gũi với các thành viên của chapter. Mình cũng nhận được nhiều tác động tốt từ thái độ làm việc của team. Gần đây, có một điều đặc biệt khiến mình cảm động. Vì không phải mọi silo hay team đều có Android developer, nên có những trường hợp công việc được giao theo chapter. Tuần trước, chapter nhận được khoảng 3 yêu cầu công việc, nhưng chưa đầy 5 phút đã có người nhận. Mình đã cảm nhận được hoàn toàn Toss team thực sự hòa làm một. Mình cảm thấy rõ rằng đây là dịch vụ mà tất cả mọi người cùng nhau làm mà không cần phân chia việc anh việc tôi.
chapter4. We’re here to make history (Chúng ta ở đây là để làm nên lịch sử)
Q. Tại sao các nhà phát triển ở Toss team lại làm việc chăm chỉ và nhiệt huyết được như vậy? Chúng mình khá tò mò về nguồn động lực làm việc của các bạn.
Han-sol: Trước hết, tất cả mọi người trong team đều nhận thức rõ ràng về hướng đi lớn mà Toss team hướng tới. Dường như trách nhiệm đến từ mục đích rõ ràng và niềm yêu thích công việc khiến công việc trở nên thú vị hơn. Dù mình làm công việc nhỏ đến đâu, mình cũng có thể cảm nhận được được rằng mình đang đóng góp cho nhóm. Một điều nữa là giá trị quan của mình và giá trị quan chung của Toss team là một, đó có lẽ là một động lực lớn. Điều đó thể hiện qua những điều như đối ứng một cách minh bạch với các vấn đề, hay 'Hệ thống chịu trách nhiệm toàn bộ về thiệt hại của khách hàng' mới ra mắt lần này. Thực ra, mình từng hơi mơ hồ về đổi mới tài chính, nhưng hình dung về việc Toss team thực sự có thể thực hiện được đổi mới trong ngành tài chính ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Seo Jin: Là sự ‘tôn trọng’ đối với các đồng nghiệp. Khi một đồng nghiệp làm việc với tốc độ đáng kinh ngạc hoặc thể hiện tinh thần trách nhiệm đáng nể, mình thực sự cảm thấy 'Mình cũng muốn làm như thế'. Mình rất tôn trọng các đồng nghiệp của mình, đặc biệt là trong các tình huống dịch vụ gặp sự cố. Khi có một sự cố dịch vụ, rất nhiều người lập tức tập trung trên kênh Slack và làm việc chăm chỉ để giải quyết. Bất kể ngày đêm, chỉ cần có thể giúp giải quyết vấn đề ngay, bất cứ ai cũng đều sẽ tình nguyện. Ngay cả khi đó không phải là code bản thân đã lập trình, nếu có vấn đề, mọi người đều sẽ đọc từng dòng code và cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề.
Yoo-sung: Đúng vậy đấy. Mình cũng từng gặp sự cố ảnh hưởng đến toàn bộ ứng dụng. Lúc đó, mọi người đều tập trung vào việc giải quyết vấn đề, ‘Hãy roll back (trở lại trạng thái trước đó khi có lỗi xảy ra)’, ‘Hãy fix trước đã’, chứ không hề quy trách nhiệm hay đổ lỗi cho ai. Ngay cả sau khi giải quyết vấn đề, chúng mình cũng chỉ cẩn thận kiểm tra nguyên nhân của lỗi, chứ không phải tra xét xem 'ai, tại sao lại viết code thế này.' Mình rất biết ơn và tôn trọng việc mọi người cùng tìm giải pháp để những vấn đề tương tự không xảy ra nữa.
Q. Mục tiêu mà bạn muốn đạt được ở Toss team là gì?
▵ Android Developer Jang Han-sol
Han-sol: Mình rất quan tâm đến cấu trúc chứ không phải chỉ view. Mình muốn học cách thiết kế các cấu trúc có hiệu suất cao và ổn định hơn trong khi trải nghiệm lưu lượng truy cập mà mình không thể trải nghiệm ở bất kỳ nơi nào khác.
Seo Jin: Sau này mình muốn thử thách với điểm khó về công nghệ ở Toss. Khi nói đến web, nhiều người nghĩ rằng khả năng tương tác với người dùng kém hơn so với ứng dụng (app). Mình muốn tạo ra một trang web có tương tác tốt đến mức khiến mọi người phải bối rối không hiểu đó là Toss web hay Toss app.
Gil-soo: Mình muốn phát triển với vai trò một maker. Ngoài việc lập trình tốt một tính năng được giao, mình còn muốn phát triển kinh nghiệm và khả năng quan sát tổng thể xem chức năng nào cần phải làm. Mình nghĩ việc có thể phát triển theo ý bạn muốn chính là lợi ích lớn nhất mà bạn có thể tận hưởng ở Toss Team.
Sung-won: Gần đây mình đã chuyển team. Từ Timeline silo đến Client platform. Vì mình đã từng phát triển các sản phẩm trong silo, mình biết rõ những điểm mà các developer gặp bất tiện khi làm việc. Mình muốn giảm bớt sự bất tiện mà bản thân mình đã trải qua để các bạn developer có thể tập trung hơn vào phát triển dịch vụ của họ.
Yoo-sung: Mình muốn trở thành một người có thể làm công việc của nhiều người. Trong trường hợp nhóm nội bộ của mình, chúng mình đang thuê các full-stack developer. Một số bạn có thể tự hỏi, "Tại sao lại thuê full-stack developer bên ngoài trong khi Toss không phải là một công ty nhỏ?" Mình thì nghĩ việc một mình phụ trách một phạm vi lớn khi làm một sản phẩm có thể trở thành sức mạnh và lợi thế cạnh tranh lớn.
Q. Những bạn như thế nào thì có thể làm việc một cách hứng khởi khi gia nhập Toss team?
Yoo-sung: Mình nghĩ đây là team thực sự tốt cho những người thích làm việc. Do tính chất của nhóm, mình cũng muốn giới thiệu tới bất kỳ ai quan tâm phương pháp làm việc và UX của chúng mình. Bởi vì nhóm của chúng mình phải thường xuyên quan tâm đến “kinh nghiệm làm việc” của các thành viên khác.
Sung-won: Nếu bạn tự đặt mục tiêu cho mình và luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu, mình nghĩ bạn sẽ có thể làm việc vui vẻ ở đây. Trong Toss team, không ai quyết định nhiệm vụ. Bất cứ ai cũng có thể lên tiếng và tự mình quyết định những việc cần làm.
Han-sol: Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí Android developer, mình nghĩ bạn sẽ có thể làm việc vui vẻ nếu như bạn là người muốn mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Ngay cả khi bạn chưa có kinh nghiệm, mình nghĩ rằng nếu bạn tích cực làm việc, bạn có thể phát triển nhanh hơn bất kỳ ai khác khi ở Toss. Mình muốn trở thành người đồng nghiệp có thể giúp đỡ và cùng các bạn học hỏi, tìm hiểu nhiều điều mới mẻ!
Tuyển dụng developer dưới 3 năm kinh nghiệm
Hãy tham gia Toss team ngay thôi!